Độc Đáo Công Nghệ Sản Xuất Cool Foam XPS
Cool Foam XPS là sản phẩm cách nhiệt được sản xuất từ hạt nhựa Polystyrene và một số phụ gia khác trên dây chuyền theo công nghệ hiện đại dùng khí CO2 ở trạng thái siêu tới hạn, không dùng các khí gây cháy nổ hay khí gây thủng tầng Ozone như Chlofluorocacbon (CFC), Hydrochloroflurocarbon (HCFC) như các sản phẩm xốp cách nhiệt trước đó. Ngoài ra, quá trình sản xuất Cool Foam XPS hoàn toàn sử dụng năng lượng mặt trời.
Vào đầu những năm 40, quy trình sản xuất tấm XPS đã được phát minh trên thế giới. Quy trình sản xuất XPS chủ yếu dùng các khí kích nở CFC. Từ đó đến nay, tấm XPS trở thành vật liệu không thể thiếu dùng để cách nhiệt, tránh nóng cho tòa nhà, công trình xây dựng…
Những năm gần đây, lỗ thủng trên tầng Ozone ngày càng lớn do hiệu ứng nhà kính tăng lên, nên việc sản xuất tấm XPS dùng các loại khí kích nở như CFC và HCFC đã bị loại bỏ hoàn toàn ở các nước phát triển bởi công ước Montreal. Tại châu Âu, CFC và HCFC bị cấm từ năm 1996 đến năm 2001. Tiếp đến, tại khu vực Bắc Mỹ, HCFC đã bị loại bỏ hoàn toàn vào tháng 1/2010.
Để bảo vệ môi trường đồng thời tuân thủ các quy định luật pháp, chúng ta phải gấp rút tìm ra loại khí kích nở thay thế CFC và HCFC để sản xuất tấm XPS cách nhiệt hiệu quả nhất mà không gây thủng tầng Ozone, hiệu ứng khí nhà kính. Việc thay thế bằng khí CO2, CO2/Ethanol (EtOH)… với ưu điểm phân tử nhẹ, thân thiện với môi trường không gây thủng tần Ozone, hiệu ứng nhà kính thấp, đạt các quy định về hỏa hoạn trong xây dựng, cũng như các tính chất cơ học và độ bền lâu dài.
Cát Tường – Công ty sản xuất vật liệu cách nhiệt hàng đầu Việt Nam đã tiên phong sử dụng hoàn toàn công nghệ mới để sản xuất tấm XPS COOL FOAM®. Chất lượng và độ tin cây của XPS COOL FOAM® đã được công nhận bởi các nhà sản xuất hàng đầu ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Dây chuyền sản xuất tấm XPS đạt chuẩn UNIDO (Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc) có thể loại bỏ việc sử dụng HCFC trong sản xuất XPS.
Công nghệ sản xuất XPS dùng khí CO2 ra đời, mang lại hiệu quả năng lượng đáng kể, giúp giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường lên tới 460 triệu tấn/năm. Tấm XPS Cát Tường ra đời giải quyết lượng lớn khí thải nhà kính và đem lại giải pháp hiệu quả nhất trong vấn đề cách nhiệt ở các tòa nhà. Các biện pháp ứng dụng cách nhiệt XPS cho mái và tường có thể cắt giảm một nửa năng lượng sử dụng. Ví dụ, tại châu Âu có thể tiết kiệm tương đương 3,3 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Tại sao lại lựa chọn XPS?
Hiện trên thị trường, có khá nhiều vật liệu cách nhiệt từ vô cơ đến hữu cơ, với các hệ số cách nhiệt thấp từ 0,020W/mK (như polyurethane (PU)/polyisocyanurat (PIR)) đến 0,045W/mK (cách nhiệt sợi khoáng, bông thủy tinh/rockwool hoặc cellulose).
Trong số đó, xốp polystyrene ép đùn (XPS) đặc biệt đáp ứng cả yêu cầu về hiệu suất cách nhiệt, độ bền, không hút nước, cũng như chi phí giá thành. So sánh với cách nhiệt PU chi phí giá thành của tấm XPS chỉ bằng một nửa nhưng lại có cường độ chịu nén cao gấp đôi. Một số mẫu xốp XPS được lấy từ một mái nhà xây dựng vào năm 1978 và sau 24 năm độ dẫn nhiệt của tấm XPS vẫn rất tốt, không chênh lệch so với giá trị khi thiết kế (0,028W/m.K). Phân tích mẫu XPS không thấy có sự hấp thụ nước cũng như sự suy giảm các tính chất cơ học.
Xốp XPS khác với EPS (xốp trắng làm thùng kem), với EPS giữa các hạt có không gian xen kẽ trong đó hơi nước có thể ngưng tụ và ảnh hưởng đến hiệu suất cách nhiệt. Ngày nay, XPS có thị phần quan trọng trong cách nhiệt của các tòa nhà (hơn 200 triệu m2 ở châu Âu) và dự kiến sẽ có mức tăng trưởng cao hơn nhờ hiệu suất và độ bền lâu dài.
Ưu điểm vượt trội của tấm XPS Cát Tường
Sản phẩm COOL FOAM® XPS có cấu trúc ô kín đồng nhất với những tính năng vượt trội như: Khả năng cách nhiệt tốt, hệ số truyền nhiệt thấp 0.03W/mK; Trọng lượng nhẹ dễ cắt gọt và vận chuyển; Cường độ chịu lực nén cao, có thể đạt 200 – 700kPa; Khả năng ngăn chống thấm, hút ẩm do đó làm giảm việc phát sinh nấm mốc; Thành phần hoá học ổn định, không độc hại, chống ăn mòn ưu việt.
Một điều đặc biệt nữa, đó là điện cung cấp cho dây chuyền sản xuất tấm XPS Cát Tường là hoàn toàn từ điện năng lượng mặt trời. Cát Tường đã tiên phong lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời tại nhà máy tại Long An, với tổng công suất lên tới 850kW giúp tiết kiệm năng lượng điện, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo bảo vệ môi trường. Từng hành động của Cát Tường đã và đang làm đều hướng tới môi trường và trách nhiệm với xã hội.
Dự án là sự hợp tác giữa Cty Cát Tường với đối tác hàng đầu trên thế giới trong ngành năng lượng mặt trời về kỹ thuật, lắp đặt, tài chính và giải pháp về môi trường. Cty Syntegra Solar là đơn vị tham gia thiết kế, thi công và giám sát đến từ Đức – Một trong những Cty hàng đầu châu Âu trong lĩnh vực lắp đặt năng lượng mặt trời. Thiết bị cho dự án bao gồm bộ inverter thương hiệu SMA của Đức, hệ khung đỡ làm từ nhôm bảo hành 20 năm của Cty Schletter (Đức), tấm pin được sử dụng trong dự án là tấm pin đa tinh thể với các ưu điểm vượt trội – tỷ lệ hiệu suất tấm pin lên đến 18,1% (mức quy định tối thiểu của Chính phủ Việt Nam là 16%) giúp tiết kiệm diện tích lắp dựng tại nhà máy.
Với mục tiêu “Xây dựng thương hiệu Cát Tường trở thành biểu tượng và niềm tin trong ngành” – “Cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng, đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và cập nhật những xu hướng vật liệu mới”, sản phẩm tấm cách nhiệt COOL FOAM® XPS của Cát Tường hy vọng giúp cho đời sống xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
(Mộc Miên)
Nguồn Báo Xây dựng
Comments